Về nội dung 14 điều răn của Phật

Ngoài những vấn đề liên quan đến nguồn gốc kinh Phật đã được nhắc bên trên—và "Phật" ở đây được hiểu sát nghĩa là Phật Thích-ca Mâu-ni, một con người đã từng sống và du hóa 45 năm trên thế gian này—14 lời nói trên cũng có những vấn đề về mặt hành văn và logic. Cụ thể là:

  1. Chúng chỉ đơn thuần là những lời tuyên bố, hoàn toàn không đưa ra lời giải thích vì sao. Khác với cách dạy của Phật [cần dẫn nguồn].[3]
  2. Câu nào cũng dùng cấp tối cao, dùng chữ "nhất".
  3. Có những điểm mâu thuẫn hiển nhiên [cần dẫn nguồn]với giáo lý của Phật, được xác định trong những bài kinh thẩm quyền còn lưu lại:
Lời 2: Ngu dốt lớn nhất của loài người không phải là dối trá, mà là không biết là mình đang bị tấm màn vô minh vây phủ, và vô minh chính là mắt xích đầu tiên của chuỗi Duyên khởi với 12 thành phần ("Thập nhị nhân duyên").Lời 6: Tội lỗi lớn nhất của con người, trong ý nghĩa hành vi những gì mang lại những kết quả đáng sợ nhất, ngay lập tức cho chính người làm, có lẽ không phải là "bất hiếu", mà là Năm tội lớn.

Ngoài điểm thứ 14 ra (mặc dù từ "an ủi" ở đây không nói rõ là an ủi dành cho người bố thí, hay người được (nhận vật) bố thí), nội dung của 14 điều răn (với cách dùng cấp tối cao của người biên tập) có vẻ như muốn cho người ta biết là Phật đi sâu vào những chi tiết của cuộc sống thường ngày của thế gian, khác với tính chất phổ quát (tức luôn luôn có giá trị) và tất yếu của những lời dạy được thể hiện trong hầu hết tất cả các bài kinh được tìm thấy trong các Đại tạng kinh[cần dẫn nguồn]. Nội dung của những lời Phật dạy chung quy không rời chủ đề quan trọng nhất đã được nhắc đến trong Tứ diệu đế, là Khổ và mục đích cứu cánh là Diệt khổ,[cần dẫn nguồn] hoặc nói cách khác, giải thoát ra bể khổ luân hồi, vòng sinh tử, với ví dụ điển hình trong Vô vấn tự thuyết (zh. 自說, pi. udāna) như sau:

"Như biển lớn chỉ có một vị duy nhất, này các Tỉ-khâu, vị mặn của muối, cũng như thế, giáo pháp và giới luật của ta cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị của giải thoát.""Seyyathāpi, bhikkhave, mahāsamuddo ekaraso loṇaraso; evameva kho, bhikkhave, ayaṃ dhammavinayo ekaraso vimuttiraso..." (Udāna, 5. Soṇavaggo, 5. Uposathasuttaṃ)[4].